From: Thuoc Nguyen
Re: [DDCL] Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại
Date: Thursday, October 29, 2009, 9:57 PM
CHỈ CÓ NHỮNG NGƯỜI TỪNG CẦM SÚNG CHỐNG CỘNG PHỈ HÀ NỘI TRƯỚC NGÀY 30-4-1974 MỚI CÓ ĐỦ TƯ CÁCH GỌI NHAU LÀ CHIẾN HỮU VÀ GỌI CẤP CHỈ HUY CŨ CỦA MÌNH LÀ NIÊN TRƯỞNG, NÓI MỘT CÁCH DỄ HIỂU CHỈ LÀ NHỮNG CỰU QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH DÙNG NHỮNG DANH TỪ NÀY MỚI CHÍNH DANH. CÒN NHỮNG NGƯÒI KHÁC NGOÀI QUÂN ĐỘI THÌ THƯỜNG XƯNG HÔ VỚI NHAU LÀ ĐỒNG HƯƠNG TỴ NẠN NHƯ VẬY THẤY THUẬN TAI HƠN.
MỘT NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ ĐỒNG HƯƠNG TỴ NẠN, KHÔNG HỀ BIẾT QUÂN ĐỘI LÀ GÌ, KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI TỴ NẠN CỘNG PHỈ, TRỐN QUÂN DỊCH VÌ RÉT CẦM SÚNG MÀ XƯNG HÔ VỚI CÁC VỊ CỰU QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH LÀ NIÊN TRƯỞNG, LÀ CHIẾN HỮU NGHE KHÔNG ỔN VÀ HÌNH NHƯ CÓ MỘT ẨN Ý GÌ KHÔNG ĐƯỢC TRONG SÁNG, KHÔNG NGOÀI MỤC ĐÍCH NHÂN VƠ, ĐỂ KHÍCH ĐỘNG, LỢI DỤNG, LÔI KÉO VÀO CÁC MƯU ĐỒ ĐEN TỐI.
ÂM MƯU ĐEN TỐI ĐÓ ĐƯỢC THỂ HIỆN RÕ RÀNG: TẠI SAO T.V. VIỆT CỘNG CHIẾU OM SÒM TẠI D.C. THÌ CÂM NHƯ HẾN TRONG KHI ĐÓ ĐÀI VIỆT NAM HẢI NGOẠI BỊ CHỤP MŨ THÌ CHẲNG NHỮNG KHÔNG LÊN ÁN KẺ VU KHỐNG MÀ LẠI VÉM MỒM KHÍCH ĐỘNG. SỦA OM SÒM.
MỘT NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THÀNH VIÊN TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG PHỈ HÀ NỘI, MỘT NGƯỜI CHỐNG CỘNG RẤT HĂNG NHƯNG "RÉT CẦM SÚNG" (TRỐN QUÂN DỊCH) LÊN TIẾNG KHÍCH ĐỘNG LIÊN HỘI CỰU CHIẾN SĨ, NHÂN VƠ RẰNG "CÁC NIÊN TRƯỞNG, CÁC CHIẾN HỮU" NGHE SAO NÓ NẶNG MÙI QUÁ, ĐỜI NÀO CÁC CHIẾN HỮU CỦA CHÚNG TÔI LẠI MẮC MƯU ẤU TRĨ NÀY CỦA MẤY NGƯỜI MÀ ĐI LÀM ĐIỀU "CÀ CHỚN".
TÔI NGƯỜI VIẾT EMQIL NÀY TÊN NGUYỄN TƯỜNG THƯỢC, ĐỊA CHỈ 5412 TERRACE AVENUE, PENNSAUKEN, NEW JERSEY. PHONE# (856) 663-5703 LÀ CÔNG DÂN HOA KỲ, CÓ 46 CREDITS (ĐI LÀM 14 NĂM) ĐANG HƯỞNG LƯƠNG HƯU VÀ PENSION + MEDICARE CÓ ĐỦ TƯ CÁCH YÊU CẦU CHÍNH PHỦ LIÊN BANG VÀ TIỂU BANG XỬ DỤNG ĐÚNG ĐẮN TIỀN THUẾ CỦA TÔI ĐÓNG GÓP CHO QUỸ AN SINH XÃ HỘI.
LỜI THẬT MẤT LÒNG, TÔI BIẾT QUÝ VỊ LÀ AI, LÀM ƠN GIỮ NỒI CƠM VÀ THUỐC UỐNG, PHIỀN LẮM ĐẤY.
NGUYỄN TƯỜNG THƯỢC.
From: Hieu Doan
Cc: hieudoanbdq@...
Sent: Thu, October 29, 2009 9:50:23 PM
Subject: Re: [DDCL] Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại
Kính anh Nguyễn Tường Thược
Không hiểu anh có quá hồ đồ khi có những lời lẽ như anh viết khi trả lời bài viết của tôi, vì khi còn cộng tác với đài VNHN tôi vẫn gọi anh là niên trưởng có thấy anh phản ứng gì đâu, ngoài ra anh còn gọi tôi là chiến hữu nếu tôi nhớ không lầm,vậy mà chỉ vì tôi lên tiếng phản đối việc làm của ban giám đốc cũng như hành động thiếu dân chủ của một số cộng tác viên mà anh nỡ đành gạt tôi ra khỏi hàng ngũ QLVNCH,lại còn cho tôi là thành phần trốn quân dịch.Tôi xin được gởi theo lý lịch của tôi để anh có thể tìm hiểu thêm
Đoàn Trọng Hiếu ,Số quân 69/137.738 .Khóa 4/68 SQTB.TĐ
12/68 đến 10/74 Đơn vị Tiểu Đoàn 52, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân,qua các chức vụ Trung đội trưởng , Đại đội phó , Đại đội trưởng từ 9/71 đến 10/74
12/74 đến 30/4/75 Trưởng ban 3 TĐ86BĐQ ,Trưởng ban 2 Liên đoàn 8 BĐQ và sau cùng XLTV trưởng ban 3 LĐ8BĐQ
7 năm lính 8 năm tù 9 năm bị gậy trong thiên đường xã hội chủ nghĩa
Anh có thể xác minh với Tr/T Lê Quý Dậu là Tiểu đoàn trưởng cũ của tôi, ngưới cùng khóa 3 đặc biệt Nha Trang với anh.
Sở dĩ tôi phải kê khai lý lịch rõ ràng vì sợ nếu chết bất đắc kỳ tử tôi không sợ không đươc phủ cờ(tôi cũng ao ước lắm nhưng tự nghĩ mình chưa xứng đáng), mà chỉ sợ không đươc trả về đơn vị gốc. Mong anh cứu xét
Biệt Động Quân Đoàn Trọng Hiếu
DDe^` nghi. o^ng Nguye^~n Tu+o+`ng Thu+o+.c ddo.c thu+ na`y tru+o+'c khi le^n tie^'ng binh vu+.c ke?o bao tha`nh ti'ch cho^'ng co^.ng cu?a o^ng tu+` tru+o+'c to+'i nay theo nu+o+'c thuy? trie^`u tro^i ma^'t thi` uo^?ng la('m.
TDTTT
From: hung ngo <ngoc_hung@...>
To: Bill Duong <details@...>; anhhongdo@...; nguyenvantanh718@...
Cc: mai vang <huynhmaihoa@...>; tlenguyet@...; Tho Ty <thoty@...>; thuoc nguyen <rfv2u@...>; nguoivietquocgia@...; nngu lang ok <ngulang156@...>; namanh@...; minh nguyet <minhnguyet@...>; maily new <mailydo@...>; le ngoc <luu.lengoc@...>; phuong thuy DR <lephuongthuy@...>; Thu Hong Le Minh <leminh_thuhong@...>; kieuloan@...; knguyen@...; huy tam <huytam11@...>; huynhquocbinh@...; hieu doan <hieudoanbdq@...>; d othongminh200 1@...; tam Dong Phuong <dongphuonginc@...>; Dinh Kim Tan <dinh.kimtan@...>; chi tam <chitamconhac@...>; chan nhu <channhu@...>; bau phamStLouis <bau_pham@...>; angie <angie.hoquang@s sa.gov>; Bich Ha <bichha04@...>; Nam Phu Pham <phamphunam@...>; thong luong <thongluongv@...>; Peter Dao <dallasvnradio@...>; tuoivang@...; kieu thu <ln_kieuthu@...>; kimhoaha60@...; vuongkyson@...; hoangbach1@...; hoangthai239@...; Kim Quyen <kimquyen1031@...>; kieumyduyen1@...; vietbook@...; tnguyen205@...; tuananh le <tuan_le@...>; ngothihien@...; 'ThucDoan
Sent: Sat, Sep 12, 2009 6:25 am
Subject: Tai sao chung toi tiep xuc voi dang Vien Cong San
Thưa quý ACE,
Hôm nay chúng tôi xin viết email nầy với mục đích phơi bầy m9t việc làm của cá nhân chúng tôi từ nhiều năm trước đây. Việc làm nầy có thể bị chụp mũ ngay lúc đó nhưng bây giờ chúng tôi đã có một số anh chị em tin tưởng nên nếu có bị " đánh" thì sẻ có người đỡ.
Cách đây 6 năm chúng tôi cùng với BS Nguyễn Ý Đức và một thân hữu tại Tây Đức đã thân chinh vào miệng cọp đó là Warsaw, Poland để gặp một số anh chị e m đảng viên đảng CS. Cha tôi có nói câu nầy: biết địch biết ta trăm trận trăm thắng, với tôi thA Fng được vài trận thì cũng khá rồi. ( Tha('ng ca'i gi`, tra^.n na`o, xin o^ng To^?ng co^ng bo^' tha`nh ti'ch!)
Trong chuyến thăm viếng nầy ngoài những cuộc nói chuyện với nhiều đảng viên đã phản tỉnh cũng có những người vẩn còn active, có những tiến sĩ, kỹ sư cũng có những thương gia, văn nghệ sỉ... chung tôi còn ăn nhậu, du hí ( hí quá trời mà nhiều anh em bên đó gọi là trả thù dân tộc ) thăm thắng cảnh, văn nghệ bỏ túi...
Trong những cuộc tiếp xúc chúng tôi có nhận định như sau:
- Có những đảng viên CS là người yêu nước, họ lo lắng cho đất nước và dân tộc
- Có người đã bỏ đảng và hoạt đông công khai như anh Lê Diễn Đức
- Có những người đang hoạt động ngầm vì còn có gia đình tại VN
- Có những người chưa hoạt động nhưng đang có những dự định k hi thời gian tốt hơn
Sau những cuộc gặp gỡ tại đây chúng tôi đã dự định một số công tác đấu tranh nhưng sau đó phải gát lại vì tài chánh. Như quý anh chị đều biết, sau khi chúng ta phát thanh qua 2u Châu vài tháng sau khi đi Balan thì tôi đã thực hiện satellite TV. Vì không định sức mình nên chương trình TV đã thất bại nặng nề về tài chánh. Hiện tại vụ kiện ra toà về thiếu tiền mướn làn sóng vẩn tiếp diễn và tôi đã chọn con đường bankcrupcy vì không muốm ảnh hưởng đến bất cứ ai.
Sau khi Lệ Ngọc lãnh trách nhiệm tài chánh và đến hôm nay chúng tôi đã trã lại một số nợ mà chúng tôi đã mượn khi làm TV cũng như radio trước đây như tiền của chị Ngô thị Hiền, chị Huệ ( chB cũa Trần Thiện ) Vĩnh bạn của Hùng.... Tuy hiện tại cá nh n chúng tôi còn nợ một số người như Yến ( em gái cũa tôi) Hồng ( em gái cũa Mai quả phụ cũa anh Nguyễn Trần Phúc ) ...... Vấn đề tài cháng tạm ổn vì TV chỉ còn những=2 0món nợ mà tôi chịu trách nhiêm mà thôi.
Trong những chương trình thư tín chúng tôi thường tuyên bố là nếu có tiền VNHN sẻ có những công tác đấu tranh mới , đặc biệt là trong giờ thư tín 2 chủ nhật tuần trước chúng tôi có công bố là nếu được 1200 ân nhân ủng hộ chúng ta sẻ có một công tác rất đặc biệt.
Hôm nay tôi xin thông báo với quý anh chị công tác mới cE1a chúng ta sau khi có sự đồng ý cũa ban quản trị, công tác nầy cũng lấy ra những hiểu biết qua chuyến thăm viếng thân mật với nhi8 1u đảng viên đảng Cộng Sản tại Ba Lan cũng như tại DC:
>>>>>> Giải thưỡng sáng tác nhạc phẩm đấu tranh cho Việt Nam <<<<<<
1- Các sáng tác về tự do dân chủ
2- các sáng tác về tự do tôn giáo
3- các sáng t1c về bảo vệ Trường Sa và Hoàng Sa
>>>>>>>> Giải thưởng sáng tác văn chương đấu tranh cho VN <<<<<<<<<
Với cùng những chũ đề trên.
Với giải thưởng $10,000.00 hay hơn ( nếu có thên bảo trợ ) chúng ta sẻ gây một tiếng vang rất lớn ( hy vọng ) tại quốc nôi vì bất cứ ai tại hải ngoại cũng như tại quốc nôi đều có thể tham dự.....
<> Lệ Ngọc đang liên lạc với một số nhân sĩ để thực hiên phần điều lệ, nôi dung và thông báo.
Mong quý anh chị thông hiểu về vấn đề nầy gi úp cho Lệ Ngọc thực hiện công tác=2 0.
Chúng tôi sẻ công bố công tác nầy trong giờ sổ số chiều hôm nay thứ bẩy 12 tháng 9/2009
Về những chi tiết tại sao chúng tôi có ý định nầy khi thăm Ba Lan chúng tôi x in nhờ BS Nguyễn Ý Đức, người đã quá thân mật với các đảng viên CS khi thăm Ba Lan
Thân mến
NNH
Hiếu,
Đây là những phần thưởng cho chúng mình sau ngày 30/4/1975. Bơ sữa thịt bò bí-tết, nhà lầu xe hơi, khoe khoang con cái bác sĩ, kỹ sư luật sư, đã làm họ quên hết những gì chúng mình đã hi sinh. Tao bị thương giải ngũ, mày ở lại đến giây phút cuối cùng rồi đi tù. Sang đây trâu chậm uống nước đục nhưng tao vẫn mến và phục gia đình mày vì con mày vẫn còn đang tiếp tục "Giòng náu anh hùng" của mày để phục vụ trong binh chủng nhày dù Hoa Kỳ. Nó đã không hổ danh những đứa con sống trong đất nước đã cưu mang. Bố nó đã hi sinh với VN nay nó đang hi sinh cho Hoa Kỳ tại Iraq.
Tao bị gọi là "Việt gian", mày bị gọi là "trốn quân dịch" trong khi những thằng đào ngũ "hợp pháp" thì được vinh danh chủ tịch. Ces't la vie.
NPH
THÁNG TƯ MÁU và NƯỚC MẮT
Mũ Nâu Đoàn Trọng Hiếu
Cầm sự vụ lệnh của Tiểu doàn 86 về trình diện BCH/LĐ8 để nhận nhiêm vụ Trưởng ban 2 vào những ngày cuối tháng 4 này thật chẳng hứng thú chút nào. Một nhiệm vụ không mấy thích hợp với cái ám số chuyên nghiệp bóp cò của tôi. Nói như thế không phải là tôi không biết gì về tình báo, tuy nhiên có một đơn vị trong tay để mặc sức đánh đấm vẫn thú hơn nhất là vào lúc dầu sôi lửa bỏng này.
Từ sau mùa hè đỏ lửa, bằng những đòn phép chính trị và cắt giảm viện trợ quân sự để ép chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phải ký kết Hiệp Định Paris, người lính VNCH đã phải chiến đấu trong đơn độc, thiếu thốn. Làm sao chúng ta có thể chống đỡ lại hàng mấy chục sư đoàn với nguồn viện trợ có thể nói là hầu như vô tận của cả khối Cộng Sản để hòng cưỡng chiếm Miền Nam biến cả nước thành chư hầu của Nga và Tàu cộng.
Trời cuối tháng tư nắng cũng chưa gay gắt lắm, nhưng cơn sốt chính trị và tình hình sôi động của chiến trường làm cho không khí ngột ngạt khó thở. Từ sau cuộc di tản của Quân Đoàn I, cuộc triệt thoái Cao nguyên của Quân Đoàn II,rồi phòng tuyến Phan Rang thất thủ, sau cùng là hai trái bom CBU thả xuống mặt trận Xuân Lộc cũng chỉ làm chúng khựng bước tiến quân trong một ít ngày.
Mấy ngày nay người ta đã nói đến chuyện có nhiều chuyến bay,chuyến tàu chở gia đình sĩ quan Bộ Tổng Tham Mưu và Không Quân ra Phú Quốc. Mấy hôm trước chị San và chị Thiệu lên thăm các anh đã đề cập đến chuyện nhiều người đã bỏ đi Mỹ. Lúc đó anh San đã cứng rắn trả lời: ”Tại sao lại phải bỏ đi? Nếu VC vào đây thì bọn này sẵn sàng đi vác đường rầy xe lửa”. Ừ tại sao lai phải bỏ đi nhỉ, cùng lắm thì mươi mười lăm năm tù. Cũng nhờ suy nghĩ như vậy mà tôi đã không bị sốc khi chúng tuyên bố chỉ đi 10 ngày mà tôi đã gỡ gần 8 cuốn.
Ngày 26/4/75, tôi tạt về thăm gia đình ở Biên Hòa. Cả thành phố đang giao động. Dân chúng đổ đầy ra đường để tìm cách chạy về Sài Gòn. Các ngả đường đều bị Quân Cảnh phong tỏa. Mẹ tôi bảo tôi
- Mày nên ở lại nhà. Tình hình Mẹ thấy nguy hiểm lắm. Vơ mày một nách hai đứa con nhỏ làm sao nó lo nổi.
Nghe mẹ tôi nói vậy, tôi trấn an gia đình
- Thầy Mẹ và gia đình không nên đi đâu hết. Trữ lấy ít đồ ăn và ở nhà. Chạy về Sài Gòn cũng thế thôi. Nhiều khi tên bay đạn lạc giữa đường cũng chẳng biết chừng. Còn con thì phải trở về đơn vị.
Vâng! Nhất định tôi phải về đơn vị. Tôi đã tình nguyện đi lính trong khi tôi vẫn có thể ngồi ở ghế nhà trường thêm vài năm nữa. Mười ba thằng khóa 4/68 chúng tôi đã “ liếm lông cọp” chứ không phải “ bị cọp liếm”. tôi yêu đời lính, yêu binh chủng, yêu bạn bè chiến hữu, và hơn tất cả là tôi yêu mảnh đất này. Nếu tôi ở lại nhà thì sau này còn mặt mũi gì nhìn lại anh em. Hai tuần trước đây khi ghé thăm Tr/u Nghị (Nghị làm đại đội phó cho tôi lúc tôi ở 52) ở bệnh viện tiểu khu Bình Dương. Nó tự bắn vào tay để được cùng tải thương với em nó là Th/u Công tử trận tại Chơn Thành về. Tôi đã nhẹ nhàng trách nó sao nỡ rời đơn vị trong lúc này. Nó nói với tôi “ Minh Hiếu yên tâm, ngày mai sau khi chôn thằng Công tại Nghĩa Trang Quân Đội xong tôi sẽ về thẳng đơn vị”. Rồi nó giơ cái bàn tay còn đang rỉ máu nói tiếp: “ còn cái này thì nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ”. Nó đã cùng đơn vị ra Phan Rang để rồi bị bắt tại đó.
Tôi về đến đơn vị lòng thật thanh thản. Tôi đã vượt qua được cái tầm thường dù rằng cũng chẳng làm được điều gì phi thường.
Đêm 29/4, địch tấn công toàn bộ các đơn vị của Liên Đoàn. BCH/LĐ bị pháo suốt đêm khiến hầm chỉ huy bị sập một góc. Cái tháp canh cao hơn 10 mét bị gẫy gục. Một Ch/u và hơn 10 binh sĩ của ĐĐ8 trinh sát hy sinh. Bọn VC bám vào khu nhà dân ở chợ Bà Hom, cũng như những lùm tre bên kia xa lộ Đại Hàn bắn B40, B41 và 57 như mưa khiến pháo binh trong căn cứ tác xạ yểm trợ cho các đơn vị bên ngoài thật khó khăn. Tiểu doàn 87 do Thiếu tá Mạnh làm tiểu đoàn trưởng, sau một ngày một đêm cầm cự trong khu Lý Văn Mạnh, đã phải triêt thoái sáng sớm ngày 30. Tiểu đoàn 84 của Thiếu tá Nam bị địch tấn công từ lúc nửa đêm bằng chiến xa và bộ binh, đến gần sáng thì bị tràn ngập. Trung Úy Nguyễn Văn Quan trưởng ban 3 tử trận. Quan khóa 2/68 trên tôi hai khóa. Chúng tôi tình cờ gặp nhau trong nhiều khóa học, từ khóa 40 RNSL đến khóa 3/70 tiền sát viên pháo binh, gấn đây nhất là khóa 3/74 Bộ Binh Trung Cấp mà Quan thường gọi đùa là “ Bắn Bỏ Thượng Cấp”
Riêng Th/tá Nam lời sau cùng anh nói trước khi triệt thoái khỏi đồn Vĩnh Lộc “ tao sẽ cố đến gặp mày” tức là anh sẽ triệt thoái về với BCH/LĐ. Nhưng rồi chỉ hơn mười phút sau một tên “đồng chí Nam bộ” nhẩy vào tần số liên lạc hét lớn thật sắt máu
-Tao bắt thằng Nam rồi, tụi mày đầu hàng đi thì sống. Như điên lên, tôi chụp ống liên hợp mở ngay một cuộc đấu võ mồm
- Mày có ngon thì ra khỏi số nhà tao đi để tao điều động mấy đứa em rồi đánh tiếp.
- Tao là Phong quận 10 đây, mày ra bao nhiêu tao bắt bấy nhiêu
- Tao đếch cần biết mày là Phong quận 10 hay 11, mày ngồi thở đi rồi đánh xả láng sáng về sớm.
Tôi cố liên lạc với Th/t Nam nhưng không được. Anh đã bị chúng bắt. Sau này chúng tôi cùng gặp nhau ở Tân Lập Vĩnh Phú.
Một phi tuấn Skyraider được gởi lên vùng nhưng một chiếc đã bị bắn rớt phía cầu Bình Điền. Riêng chiếc AC119 yểm trơ cho chúng tôi trên đường về bị trúng SA7 bốc cháy trên không. Sau này khi đi tù tôi được biết người phi công dũng cảm ấy là Tr/u Thành tức Thành Kampuchia. Xin được một lần tạ ơn anh. Anh đã không bay sang Thái Lan như một vài người đã làm mà ở lại với chúng tôi. Thân xác anh đã hòa lẫn vào không gian trong giờ phút hấp hối của Miền Nam.
Khoảng 10 giờ sáng, chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với Biệt Khu Thủ Đô, cũng như với BTL/SĐ106 BĐQ. Trung tá Chung Thanh Tòng mới về đảm nhiệm chức vụ liên đoàn trưởng mới có mấy ngày hỏi tôi
- Từ sáng đến giờ, đại úy có mở radio nghe xem có tin tức gì không?
- Thưa trung tá, không. Từ đêm đến giờ quá căng thẳng nên đâu có nghĩ đến chuyện đó. Thằng 84 đã mất liên lạc hoàn toàn, hai đứa con nằm ngoài trong khu Chợ Đệm của thằng 86 cũng mất liên lạc. Trung tá có ý định thế nào?
Trầm ngâm giây lát ông quay sang Trung tá Trịnh Thanh Xuân liên đoàn phó nói như dò hỏi
- Mình mất liên lạc với mọi nơi. Theo tôi mình nên bỏ nơi này rút về phòng thủ khu Tân Phú. Ýông thế nào?
Trung tá Xuân trả lời vẻ tự tin
- Cách đây hơn nủa tháng, chúng tôi đã nghiên cứu địa hình khu vực này và được cha Đinh Xuân Hải dẫn đến các cao ốc chung quanh. Nơi đây có thể tạm cầm chân bọn chúng được, nhưng phải yêu cầu dân chúng ra khỏi vùng. Quyết định đến thật nhanh vì không còn chon lựa nào khác, Tr/t Tòng nói với Tr/t Xuân
- Anh ra với thằng 87. Tôi sẽ đi với thằng 86. Đại úy Hiếu đi yêu cầu các pháo đội pháo binh trưc xạ tối đa vào khu chợ Bà Hom, cũng như các lùm tre bên kia xa lộ Đại Hàn trong vòng 10 phút, rồi phá hủy súng. Anh cũng xuống báo cho thằng 86 chuẩn bi mở đường máu ra.
Tôi chạy vội xuống các pháo đội pháo binh truyền lệnh. Hai pháo đội 105 và một pháo đội 155 bắn như mưa. Địch cũng bắn trả bằng các loại B40, B41. Súng nhỏ cũng bắn như vãi đạn vào căn cứ. Tôi lao vội vào hầm chỉ huy của Tiểu đoàn 86 gặp T/tá Trấn Tiễn San tiểu đoàn trưởng và T/tá Đoàn Đình Thiệu tiểu đoàn phó. Sau khi truyền đạt lệnh, tôi thấy T/tá Thiệu ghé miệng vào cổ áo định lột cặp lon bằng vải và nói
- ĐM, nếu moa chết thì không có gì để mà phải sợ. Nhưng nếu bị bắt moa không muốn nó biết cấp bậc rồi điều tra hành hạ mình.
Ngay lúc đó anh San lên tiếng và cản lại
- Moa thì nghĩ chết cũng thiếu tá mà nếu bị bắt thì cũng thiếu tá sợ đếch gì.
Giá lúc bình thường thì tôi cũng tán láo vài câu cho vui. Nhưng trong tình hình này tôi chỉ chào và nói “ chúc may mắn” rồi chạy nhanh về trung tâm hành quân. Tiểu đoàn 87 bắt đầu phóng nhanh qua bên kia xa lộ. Súng nổ thật dữ dội, nhưng chỉ ít phút sau thì lại một tên “Nam Bộ” hét vào trong máy
- Tao trói thằng Xuân, thằng Mạnh vào gốc tre rối. Tụi mày đầu hàng đi thì sống.
Trung tá Tòng đưa mắt nhìn tôi rồi ra lệnh cho tiểu đoàn 86 và ĐĐ8TS cùng xông ra. BCH/LĐ và anh em pháo binh bám sát theo hy vọng phá được một lỗ hổng để thoát đi. Nhưng vừa băng qua đường được gần 100 mét thì BCH TĐ86 bị thiệt hại nặng. T/tá Thiệu tử trận. T/tá San bị thương. Đại úy Viễn trưởng ban 3 mới 24 tuổi, hai lấn đặc cách tại Tống lê Chân đang đột phá vòng vây. ĐĐ 8TS cũng cùng nhất loạt lao thẳng vào vị trí địch. Tôi theo chân Tr/úy Khánh đại đội trưởng (Không nhớ có đúng tên không). Cây M16 trên tay rung lên từng chập. May mắn thay, một số anh em đã đạp qua đầu chúng thoát đi được, nhưng Khanh và gần nửa đại đội đã không qua được chẳng rõ số phận ra sao. Viễn cùng vài chuc anh em cũng thoát đi được nhưng nó bị trúng đạn gẫy tay. Tôi phóng sang kéo nó chạy, nhưng nó đòi ở lại để tự sát. Tôi phải giựt cây súng quăng đi và nói:
- Mày phải sống để còn lo cho tiểu đoàn chứ. Việc gì phải làm như vậy.
Tôi lôi nó chạy ngang một bãi dưa gang, bứt vội một quả đưa lên miệng nhai ngấu nghiến trong cơn khát cháy cổ vi ngọt của nó làm tôi tăng sức vùng lên để sống còn. Đưa phần còn lại cho Viễn, tôi vừa lôi nó lại phải vừa bắn ngược lai phía sau, vì bọn VC đang rượt nà theo. Cây M16 đã theo tôi suốt cuộc đời lính, nó đã cứu tôi nhiều bàn thua trông thấy. từ ngày hành quân vượt biên sang lảnh thổ Kampuchia cho đến 3 tháng tử thủ An Lộc,giờ đây nó đang giúp tôi tự tin hơn trong cuộc chiến mà ranh giới của sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc này. Vài chiếc chiến xa trên xa lộ đã lao xuống ruông để tham gia cuộc truy kích. cây 12 ly 8 nổ nghe nhức nhối phía sau và đạn rít qua đầu cũng như cày trước mặt.
Cái cánh đồng trống dài hơn một cây số này sao mà dài thế. chúng tôi như những lực sĩ chạy băng đồng, chay Marathon với cái chết. sau này khi xem phim “The Black Hawk down”, tôi như sống lại cái ngày hôm đấy. Những chàng Ranger Mỹ cũng chạy như chúng tôi, nhưng họ may mắn còn có chỗ để về còn chúng tôi thì không. Vào gần đến bìa làng thì gặp dược hơn 50 anh em thuộc TĐ 87 trong đó có Đại úy Thắng tiểu đoàn phó và Đại úy Phước trưởng ban 3. Chúng tôi tiếp tục chạy sâu vào phía trong, nhưng khi đến con lộ đất đỏ trước mặt thì chúng tôi khựng lại. Quân Bắc Việt dàn đầy phía bên kia đường. Họ yêu cầu chúng tôi buông sung. Ngay lúc đó một chiếc xe jeep mang dấu hiệu của TĐ 87BĐQ chạy đến, trên xe treo cờ “giải phóng”. Khoảng sáu người trên xe mang băng đỏ tay cầm AK trong số này có một phụ nữ. Tôi đến gặp họ và yêu cầu cho chúng tôi về trường đua Phú Thọ rồi chúng tôi sẽ buông súng. Để tỏ thiện chí, chúng tôi sẽ tháo băng đạn và đeo súng vào vai. Tên ngồi ghế trưởng xa bước xuống trao đổi gì đó với mấy tên chỉ huy của tụi bộ đội. Sau đó họ đồng ý và ra dấu cho chúng tôi đi theo sau chiếc xe.
Chúng tôi khoảng ngót 150 anh em đi hai hàng dọc giữa đường. Đi kè Hai bên đường khoảng ba bốn chục tên VC sung chĩa vào chúng tôi. Di chuyển được chừng vài chục thước thì bỗng Trung Tá Tòng xuất hiện và nhập vào đoàn quân. Mừng quá tôi sáp lại phía ông báo cáo tình hình và ý định của chúng tôi. Ông gật đầu khẽ nói; “ các toa cứ làm như vậy”. Chúng tôi đến trường đua Phú Thọ vào khoảng 2 giờ chiều, chỉ thấy xe cộ súng ống ngổn ngang. Một đám cách mạng 30. Đa số là con nít mười lăm mười sáu tuổi đang lấy súng bắn tứ tung. Thấy chẳng còn ai hết, Tr/tá Tòng bảo tôi ra yêu cầu họ cho về BCH ở đường Tô Hiến Thành. Bọn chúng đồng ý. Chúng tôi lại lầm lũi đi lòng buồn rã rượi chẳng ai nói với ai điều gì. Khi đến gần BCH thì có một người đi xe Honda chạy ngang nói nhỏ “họ bắt Tướng Giai rồi”. Nghe như vậy nên chúng tôi tạt vào một doanh trại sát canh BCH, buông vũ khí tại đây. Chúng tôi ngâm ngùi ôm nhau khóc. Một vài an hem níu áo tôi mếu máo
- Đại úy đi đâu cho tụi em theo với.
Trời ơi tôi biết đi đâu bây giờ,tôi nghẹn ngào nước mắt cứ tuôn trào
- Mình thua rồi. Cám ơn anh em đã cùng chúng tôi chiến đấu đến giờ phút này. Anh em hãy về tìm thân nhân đi. Tôi cũng vậy. Đừng sợ. Họ không giết chúng ta đâu. Anh em về đi.
Thời gian như đọng lại chẳng ai muốn bước đi bước trước, phấn thì vừa lo sợ, phần thì vừa quyến luyến anh em đồng đội. Bọn Việt cộng thấy chúng tôi đã chất vũ khí thành một đống và cũng chẳng có hành động gì nên chúng cũng chẳng quan tâm đề phòng nữa. Tìm được hai chiếc GMC còn chạy được,chúng tôi đành phải đi bước trước kêu gọi anh em ai về ngã bảy thì lên xe với Tr/Tá Tòng và Đại úy Viễn. Còn Đ/u Thắng, Đ/u Phước và tôi cùng một số anh em lên chiếc xe còn lại về Ngã Tư Bảy Hiền. Nhiều anh em khác tản mác sang các khu nhà dân chung quanh xin quần áo thay rồi tìm đường về quê. Xe qua khỏi ngã ba Ông Tạ thì hết xăng. Anh em tự động tan hàng. Còn 3 chúng tôi tiếp tục đi bộ về Bảy Hiền để về nhà người anh của Thắng. Khi ngang bệnh viện Vì Dân bọn VC nằm dài dọc theo đường Một tên có vẻ là cấp chỉ huy vai đeo sà cột, khẩu K54 bên hông và chiếc radio transitor lủng lẳng trước ngực chặn chúng tôi lại
- Giờ này mà các anh còn mang lon đại úy ngụy Các anh có biết các anh thua rồi không? Thằng tổng thống Minh của các anh đã đầu hàng các anh không biết à!
Phần thì đang buồn nẫu ruột, phần thì cũng chẳng biết tin tức gì , tôi nổi quạu trả lời hắn chẳng chút e dè sợ hãi
- Hòa hợp hòa giải, chứ chúng tôi có thua các anh đâu.
Nói xong chúng tôi tiếp tục đi và cũng chẳng thấy hắn có hành động gì. Khi ngang qua cổng một giáo xứ thì ông anh của Thắng đang đứng ở đầu hẻm ông dục chúng tôi đi nhanh và nói
- Giêsu Ma, các chú không sợ chúng nó giết hay sao mà còn ăn mặc thế này. Vào đến nhà ông mở tủ đưa cho chúng tôi mỗi đứa một bộ quần áo dân sự. Thay quần áo xong tôi nhét cây Colt vào bụng. Hơn sáu năm từ khi rời ghế nhà trường, đây là lần thứ hai tôi mặc lại đồ dân sự. Có một cái gì nghèn nghẹn ở trong cổ. Lồng ngực tôi căng cứng như muốn vỡ tung ra. Tôi thấy tôi không còn là tôi của mấy phút trước đó. Nước mắt tôi lại chảy dài. Ba đứa tôi chào cả nhà rồi lại đi ra đường. Thắng đề nghị ra Vũng Tàu tìm tàu để đi. Ý tưởng cùng đi với chúng nó chợt đến nhưng rồi tôi lại đổi ý
- Thôi hai đứa mày đi đi. Tao phải về tìm vợ con và gia đình. Chúc tụi mày may mắn.
Không để bịn rịn, tôi bắt tay Thắng và Phước rồi hướng về phía Lăng Cha Cả. Việc đầu tiên là phải về nhà bác tôi ở Phú Nhuận để hỏi tin tức gia đình và nghỉ qua đêm. Trời lại mưa lất phất như thương cảm cho thân phận tủi nhục của người lính bại trận đánh mất quê hương. Tôi đi ngang qua cổng Bộ Tổng Tham Mưu mà nước mắt nhạt nhòa. Lá cờ VÀNG nghạo nghễ sáng nay còn phất phới tung bay mà bây giờ đã bị thay bằng chiếc cờ đỏ và cờ xanh đỏ. Từng đoàn xe molotova chở đầy quân Bắc Việt đậu thành hàng dài. Đám cách mạng 30 đeo băng đỏ mang M16 chạy xe Honda xuôi ngược giả đò giữ an ninh nhưng thực sự là rình rập săn lùng để hôi của. Đến ngang nhà thờ Phú Nhuận thì mưa hơi nặng hạt hơn. Câu thơ của Trần Dần bỗng chợt hiện về
Tôi đi không thấy phố không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ
Ngủ ở Phú Nhuận qua đêm và được bác tôi cho biết toàn gia đình tôi vì sợ Biên Hòa sẽ bị bỏ bom như ở Xuân Lộc nên đã đi bộ về Sài Gòn, hiện đang ở nhà bà ngoại tôi ở Xóm Mới. Sáng hôm sau 1/5, trên đường đi bộ từ Phú Nhuận về Xóm Mới khi ngang Tổng Y Viện Cộng Hòa, tôi đã chứng kiến cảnh hàng ngàn anh em thương binh bị đuổi khỏi bệnh viện khi vết thương còn đang chảy máu, may nhờ có đồng bào phía bên kia đường đa số lại là “chị em ta” đã cõng dìu khiêng anh em về nhà cho trú ngụ tạm. Tôi cũng tham gia công việc này cho đến gần trưa.
Về đến Xóm Mới thì đã hơn 2 giờ. Trong khi đó thì cậu tôi và vợ tôi còn đang lật từng xác chết ở quanh khu Bà Hom và đồn Thái Văn Minh đến gần chiều tối mới về, gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Ngày hôm sau gia đình tôi kéo nhau về lại Biên Hòa. Tôi đã khóc nhiều ngày sau đó, khóc cho vận mệnh tang thương của đất nước, khóc cho đám thằng Công, Vạn, Đạt, và nhiều anh em khác đã tử thương hoặc tự sát tại Chơn Thành, cho anh Thiệu, thằng Quan, thằng Khánh ở LĐ8 đã hy sinh vào giờ thứ 25. Cả một đất nước đang từ màu Vàng rực rỡ đổi sang màu đỏ của bạo lực. Màu xám của tối tăm, những tà áo dài thướt tha đài các nay được thay thế bằng những bộ quần áo bằng vải thô nhám nhúa. Mọi người phải tự làm cho mình xấu đi, cho có được cái nét răng đen mã tấu của những kẻ tự nhận mình là cách mạng. Để chứng tỏ cho bọn chúng thấy rằng mình đã “giác ngộ cách mạng” để chúng không làm khó dễ và đẩy đi vùng kinh tế mới. Mẹ tôi đã phải bán hết đồ tế nhuyễn của riêng tây mua lấy mấy sào đất để trồng sắn.
Cuối tháng năm trên đường xuống miền Tây, tôi bị chúng bắt tại Cai Lậy rồi đưa vào trại vườn đào Mỹ Phước Tây. Trải qua 58 ngày đêm trong vùng Đồng Tháp, ngày thì đi đào kênh ngâm mình dưới nước cho đỉa bám, tối về xỏ chân vào chiếc cùm chữ U nằm nghe tiếng muỗi kêu, đầu óc tôi lúc đó cũng còn quá non nớt về con người cộng sản. Tôi vẫn nghĩ rằng DÙ NÓ CÓ LÀ CỘNG SẢN THÌ NÓ CŨNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM. Chả thế mà lúc vừa chuyển xuống Cao Lãnh một tên cán bộ hỏi tôi tại sao không chạy đi nước ngoài,tôi đã khẳng khái trả lời “Tôi là người Việt nam,đã được sinh ra và lờn lên trong cuộc chiến này, và may mắn sống sót để nhìn cuộc chiến tàn lụi, tôi ở lại để nhìn xem những người cộng sản các ông làm được gì cho đất nước này”.
Nhưng chỉ mấy tháng sau, những biến đổi tang thương của đất nước,của đồng bào và của chính gia đình tôi đã cho mọi người cũng như tôi thấy rõ thế nào là con người cộng sản. Gia đình tôi đã không thể trông vào mấy trăm ký sắn để sống. Mẹ tôi đã có một quyết định vô cùng sáng suốt là vứt bỏ cái miếng đất thổ tả ấy đi để cùng các em tôi đi buôn bán chui, buôn bán dắt trong cạp quần hay dấu dưới đũng quần. Từ cái nền buôn bán này mới đẻ ra cái nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa bây giờ.
Khi ngồi dưới cái hầm tàu thủy ra Bắc, ngồi bó gối dựa vào nhau bên cạnh cái thùng tôn được dùng làm cầu tiêu dã chiến cho 150 người, Thạch Thon, thằng bạn đại đội trưởng đại đội trinh sát của Liên đoàn 33 Biên Dũng năm nào chuyền cho tôi bình thuốc lào bằng nhựa và nói
- Hút đi mày Hiếu. Đời mình còn gì nữa đâu mà bỏ.
Nghe cũng thấm, tôi đón cái bình thuốc lào to bằng cái gói thuốc lá, nhồi một viên “Cái Sắn say” vào rồi châm lủa rít một hơi dài. Trong cơn say lâng lâng tôi ghé vào tai nó thì thầm
- CHO DÙ NÓ CÓ LÀ NGƯỜI VIỆT NAM, THÌ NÓ VẨN LÀ THẰNG CỘNG SẢN PHẢI KHÔNG MÀY
Vâng! Lằn ranh Quốc cộng chỉ thực sự xóa bỏ khi không còn một tên cộng sản, không còn cái chủ thuyết ngoại lai đang hành hạ dân tộc hiền hòa này, cũng như không còn cái thây ma thối rữa nằm ếm quẻ ở vườn hoa Ba Đình khiến cho cả nước không ngóc đầu lên nổi.
Hôm nay đúng ngày 30 tháng 4, đánh dấu 32 năm mất nước. Nhìn ra ngoài sân lá cờ Vàng đang tung bay trong gió, tôi miên man nghĩ rồi sẽ có một ngày, vâng chắc chắn rồi sẽ có một ngày
Ta về phố thị nở hoa
Cờ Vàng rực rỡ, ngỡ là chiêm bao
Mùa Quốc Hận thứ 32
Chúng và Tôi
Tưởng nhớ:
-Cố Đại úy Lê Văn Hiếu - Nguyễn Ngọc Tỉnh, Cố Trung úy Lê Văn Đức - Thạch Hội Lê Văn Công - Trần Vạn - Vi Văn Đạt. Cùng những thằng bạn, thằng em khác, thuộc Tiểu Đoàn 52/BĐQ, đã hy sinh hay đã dâng hiến một phần thân thể, trong những tháng năm rong ruổi chinh chiến đời tôi.
Mũ Nâu Đoàn Trọng Hiếu
"Tôi nó sinh ra nhằm chinh chiến mới quen nhau mà lưu luyến..."
Tiếng hát của Hoà Nổ và Thắng Gấu trong đêm họp mặt tân niên, thật trầm ấm và cũng thật ray rứt. Ngồi trầm ngâm trước ly bia sủi bọt, khi mà ngoài kia từng cơn bão tuyết đang đổ xuống vùi dập thành phố, thì trong lòng tôi, cơn lốc dĩ vãng của một thời chinh chiến lại hiện ra, nhạt nhoà nước mắt - Tôi muốn uống thật nhiều, thật say, uống cho những thằng bạn, thằng em đã nằm xuống cho cuộc chiến hôm qua, cho những thằng hôm nay còn đang sống đọa đày tủi nhục trong nước, cho những thằng giấc mộng không thành, đời mãi long đong nơi đất khách quê người .
- Uống đi tụi bay Hải, Khanh, Sam, Thành, Hiếu, Sơn...
- Ê! Đắp mô hả Hiếu, nên nhớ là BĐQ vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh, vì đế bỏ mình, vì tình bỏ mạng nghe mày.
- Cho tao qua tua, đêm nay còn đi kích, ngày mai mình uống tiếp.
Vâng, mai uống tiếp,hay chẳng bao giờ gặp lại anh em để uống nữa. Vì biết đâu đêm nay, tao hay chúng mày, có đứa sẽ rửa chân leo lên bàn thờ ngồi. Những âm thanh, hình ảnh thân thương hỗn độn của gần 30 năm về trước như sống lại, tưởng chừng như mới hôm qua?
Ngày ấy, sau khi vồ xong được cái phần 2 để trở thành "cậu tú kép", còn đang lang thang, chưa định hướng. Nhiều thằng bạn học trước đây đã lần lượt ra đi. Rồi hung tin cũng lần lượt bay về. Thằng Chiểu, bạn thân năm đệ nhị Lê Bảo Tịnh, sau hai kỳ đạp vỏ chuối, bèn ca bài "rớt tú tài anh đi trung sĩ". Sau khi mãn khóa ở Đồng Đế,nó về Đại Đội Trinh Sát Hắc Báo, Sư Đoàn 1. Hơn 3 tháng sau, anh nó gặp tôi bảo: "Chú Hiếu ơi! Chiểu nó chết rồi". Thằng Hiển học với tôi năm lớp nhất, nhưng nó lớn hơn tôi 4 tuổi. Năm 65 vào Hải Thuyền, rồi mất tích ở Năm Căn. Khang trên tôi 2 lớp thì vào khóa 1 Biên Tập Viên Cảnh Sát. Ngọc "tây lai" thì thất tình với một bà sơ tập sự. Vì bà yêu Chúa hơn yêu nó, nên đâm đầu vào Không Quân để làm "giặc lái". Thành "ba lém" sau mấy năm than câu "học tài thi phận" rồi khăn gói ra Đồng Đế về Lực Lượng Đặc Biệt, sau theo học khóa sĩ quan đặc biệt rồi về Trinh Sát 2 Dù, hy sinh tại Đam Be cuối năm 71 - Tôi đi tìm thăm nó lúc ở Đam Be nhưng không gặp. Gần tháng sau, nhân lần về phép, khi xe Jeep chạy ngang nhà nó, tôi tạt vào thì đã thấy hình nó trên bàn thờ. Thắp cho nó 3 cây nhang và đọc vài câu kinh xong, tôi thầm nói với nó: "Mẹ mày, ông đi tìm mày không gặp,ai ngờ mày đã leo lên bàn thờ từ bỏ anh em rồi".
Cuối năm 67, Định rủ tôi đi khóa 24 Võ Bị. Nhưng nghĩ tới 4 năm quân trường, tôi ngán ngẩm từ chối - Mậu Thân nổ ra, rồi tổng công kích đợt 2, Hùng, Lượng và tôi tình nguyện vào Thủ Đức. Sau 6 tháng ngủ gà ngủ gật trên các bãi tập, rồi cũng đến cái ngày "Quỳ xuống các ngươi, đứng dậy các tân sĩ quan". Đeo cái quai chảo vào cổ áo, 13 thằng về Biệt Đọâng Quân. Sau 7 ngày phép, chúng tôi được phân về 4 quân khu. Tôi về Liên Đoàn 3 và được phân về Tiểu Đoàn 52, tiểu đoàn em út của binh chủng, nhưng bề dầy chiến tích lại thật lẫy lừng, qua các trận Đồng Xoài, Suối Long, Kim Hải, với biệt danh "Sấm sét miền Đông". Đa số anh em sau này dù có thuyên chuyển đi đâu, họ vẫn tự hào là "dân 52".
Ngày trình diện Tiểu Đoàn, người đầu tiên tôi gặp là Đại úy Hồng Khắc Trân, sĩ quan Ban 3. Ông chuyển lệnh của Tiểu Đoàn Trưởng, phân tôi xuống ĐĐ4, với lời căn dặn : "Đ mạ! Tướng mi cũng chịu chơi, đánh đấm cho đẹp nghe em". Tôi là thằng đàn em nhỏ nhất trong số hơn một tá sĩ quan trung đội trưởng lúc đó, nên còn được gọi là "Hiếu nhỏ" hay "Hiếu Bắc kỳ", để phân biệt với thằng Lê Văn Hiếu, khóa 25 TĐ bên ĐĐ1, cùng Tiểu Đoàn. Với các cuộc hành quân qua các điạ danh Sóc Con Trăng,Tây Ninh, Bình Long, Long Khánh, các mật khu Mây Tào, Hắc Dịch, Hố Bò v.v.. Hay về vùng ven đô với Rừng sát, Lý văn Mạnh, hoặc vào sâu trong những khu rừng rậm của chiến khu D. Tôi học tập dần để trưởng thành, vì mọi cái đều xa lạ với những cái tôi đã học ở quân trường. Hoặc vì ngủ gà, ngủ gật mà tôi đã không áp dụng đúng câu "thao trường đổ mồ hôi,chiến trường bớt đổ máu" khiến cho những ngày đầu ở đơn vị, đã có những chuyện cười ra nước mắt. Như chuyện tôi tháo cây Colt.45 ra lau chùi, rồi không biết ráp lại, tôi đã nhét vào ba lô cả tháng - Đặc biệc cái tọa độ chuẩn đã làm cho tôi bị anh Ngô Văn Niếu (Khóa 20 ĐL) dũa thê thảm - Số là vừa về đơn vị được 2 ngày, tôi dắt trung đội 2, khoảng gần 20 người hành quân lục soát dọc theo đường mòn "bà Ngô đình Nhu" ở Sóc Con Trăng thì chạm địch. Lần đầu tiên thử lửa quả tình là thật lúng túng và có phần hoảng hốt, Tr/úy Niếu bảo tôi cho biết là đang ở đâu - Tôi lắp bắp đọc luôn tọa độ 6 số, chẳng biết là có đúng không, tôi nghe anh hét lên trong ống liên hợp:
- ĐM! Anh đang ở đâu với con Lan (tên một tọa độ chuẩn).
- Trình non nước là tôi đang đụng chứ có ở chỗ con Lan nào đâu.
Càng giận hơn, anh hét lên trong máy, nhưng tôi chỉ còn nghe rõ mấy câu sau:
- . . . . . . .Anh tốt nghiệp từ trường Nữ quân nhân hả?
Sau lần đó, tôi được Thiếu úy Sam (K.24 TĐ) cho thọ giáo để học thêm ít chiêu vỡ lòng và truyền cho một số bí kíp tiếu ngạo giang hồ. Đồng thời cũng không quên một câu nhắc nhở :"Đừng làm mất mặt dân Thủ Đức nghe mày".
Cuộc chiến nào mà không có mất mát. Trước sự sàng lọc khắc nghiệt của cuộc chơi, Hùng K.26 TĐ, gãy nát tay ở Sóc Con Trăng. Hai tháng sau, về ven đô, con nhà Quý Đen K.26 TĐ, bị cụt hai chân ở gần cầu Rạch Chiếc, đối diện nhà máy xi măng Hà Tiên. Và cũng chỉ vài ngày sau, Thiếu úy Thạch Hội K.23 TĐ, đạp phải mìn, chết cách chân cầu xa lộ không đầy 500 mét. Đúng là đi sông, đi biển không chết, về nhà sụp lỗ chân trâu. Hôm đi gác xác nó ở nhà xác Tổng Y Viện Cộng Hoà , người yêu của nó, cái cô bé học trò ở họ đạo Bến Cát, Gò Vấp, đã khóc hết nước mắt. Hai đứa thề non hẹn biển, cuối năm nay, khi thằng Hội được biệt phái giáo chức về nhiệm sở cũ, chúng nó sẽ lấy nhau. Ước vọng nhỏ nhít, nhưng cũng là cuộc đời lớn nhất. Vậy mà cũng chẳng thành, để rồi âm dương cách trở.
Giữa năm 69, tôi thuyên chuyển sang ĐĐ 3. Sau khi mãn khóa 40 Rừng Núi Sình Lầy, tôi trở về đơn vị, đúng là lúc chuẩn bị cho các cuộc hành quân sang Kampuchia. Khởi đi từ ngày 29-3-70, cùng với Lữ Đoàn 3 Thiếp Kỵ, chúng tôi đã tiến như chẻ tre sang Kampuchia. Từ Ba thu, đại bản doanh của MTGPMN, đến Mỏ Vẹt, rồi Krek, Mimot, Kamponcham, Svay Riêng, các trận đánh long trời lở đất, tại các vùng rừng cao su Mimot, Chup, Peamcheng. Sang đầu 71, chiến trường chuyển sang chiều hướng khốc liệt hơn. Khi mặt trận Hạ Lào đang diễn tiến thì ở Kampuchia, hai Liên Đoàn 3 và 5 BĐQ, cùng với Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ tiến vào Đam Be. Tại đây VC đã tập trung ba công trường 5,7 và 9 bao vây nhằm tấn công tiêu diệt chúng tôi tại bờ sông MêKông. Nơi thung lũng Đam Be, Thiếu Tá Sanh, Tiểu đoàn trưởng TĐ 30/BĐQ đã tử trận. Thiếu Tá Ron, Thiết đoàn phó Thiết đoàn 15 cũng đã hy sinh. Khi Tướng Đỗ Cao Trí tử nạn thì cũng là lúc bọn chúng tìm cách dứt điểm.
Phải thành thật mà nói là Tướng Nguyễn Văn Minh lên thay Tướng Trí, chức vụ Tư lệnh Quân đoàn III, ông không đủ khả năng để điều động một cuộc hành quân táo bạo như vậy, nên ông đã lúng túng, khiến các đơn vị trở nên bị động. Cuối cùng, thay vì tiếp tục tiến về phía trước, ông đã ra lệnh lui quân. Đêm trước ngày lui quân, B.52 đã oanh tạc vào một đoạn đường không đầy 1 km, giữa vị trí của B.52 và 36. Rạng sáng, hàng chục phi tuần F.104 từ hàng không mẫu hạm bay vào phối hợp với các phi tuần F.5 của Không lực VNCH, từ Tân Sơn Nhất và Biên Hòa lên. Sau cùng, hai Tiểu đoàn Pháo Binh 64 và 46 trừ bị của Quân đoàn, tác xạ tối đa vào mục tiêu, tưởng chừng con kiến cũng hkông sống sót nổi. Đại Đội 3/52 của chúng tôi đi đầu, vừa chạm tay được với ĐĐ.1/36 của Đại úy Nhân. Khoảng 11 giờ sáng, theo lệnh hành quân, thì tại đây, chúng tôi bố trí lại, để Liên đoàn 5 dẫn đường bằng ĐĐ.5 TS của Đại úy Nam, tiếp tục lui quân theo thế chân chim.
Nhưng rồi đạn pháo từ khắp nơi bay đến, địch từ các địa đạo, hầm hố cách không đầy 50 mét và trên các ngọn cây thốt nốt đồng loạt khai hỏa. Trong tình thế "ngũ bề thọ địch" này, chúng tôi đã anh dũng chống trả, quật ngã hết đợt xung phong này đến đợt xung phong khác. Những cây đại liên 30 và 50 trên các xe M.113, không kịp thay nòng súng, vì quá nóng, đạn đã rớt ngay trước đầu xe - Bên cạnh tôi, Chuẩn úy Khổng Hữu Lực vừa ra trường được hơn 2 tháng, sau vài phút hoảng hốt của lần chạm súng đầu tiên, đã lấy lại được bình tĩnh, rồi như say mùi thuốc súng, nó đã "tả xung, hữu đột", củng cố lại được trung đội, cây M.16 trên tay nó rung lên từng chập. Rồi bất thần, tôi thấy nó đứng thẳng người lên, tay tiếp tục xiết cò, miệng la lớn: "ĐM chúng mày! Giỏi thì tiếp tục xung phong, tao cho chúng mày đi chầu Diêm Vương hết". Nó như con hổ non háu đói, chồm lên về phía trước, tôi chỉ kịp la lên: "Lực, nằm xuống!". Nhưng không còn kịp nữa, một loạt đạn AK, đã cày nát ngực nó. Tôi ra lệng cho hai trung đội bắn che tối đa, rồi cho kéo nó ra phía sau. Nhưng nó đã đi rồi. Bỏ xác nó vào thùng xe M.113, tôi nói như để cho nó nghe: "Mày chơi đẹp lắm, không hổ mặt dân Bắc kỳ Hố Nai". Phía ĐĐ.5 Trinh sát đã bị trộn trấu. Anh em đã chiến đấu bằng lựu đạn và lưỡi lê. Thấp thoáng chỉ còn thấy ít đồ bông, lẫn trong cháo lòng và kaki Nam Định. Đch quá đông, gấp 5, gấp 10 lần. Nhưng mãnh hổ vẫn địch lại quần hồ. Sau gần 4 giờ tử chiến bất phân thắng bại, địch đã phải rút lui,còn chúng tôi cũng phải lùi về vị trí cũ. Tôi bị một mảnh đạn ghim vào bắp chân trái, sâu khoảng 4 centimet, giờ mới thấy đau, Tắc người y tá của trung đội dùng cây kéo ben nhổ ra. Đổ vào một ít ancohol, quấn vội chiếc băng cá nhân, rồi dìu tôi cùng số anh em còn lại, nương theo các xe M.113 rút về vị trí cũ. Trung đội bị 4 chết, 8 bị thương và 3 mất tích, chỉ còn lại tôi,Thành Sún mang máy truyền tin, Trung sĩ Quân, khẩu đội đại liên M.60 và Hạ sĩ Tắc y tá.
Trời bắt đầu xẩm tối. Hành động gan dạ và quả cảm của Trung tá Đồng, Thiết đoàn trưởng thiết đoàn 15, đã làm cho chúng tôi vô cùng cảm động và thán phục - Ông yêu cầu anh em BĐQ cùng Thiết đoàn của ông, trở lại trận tuyến, để mang các anh em chết và bị thương còn kẹt lại ra. Chúng tôi bốc ra được gần 300 anh em, trong đó có hạ sĩ Khách và Binh II Vang của Trung đội tôi bị thương nặng. Quang cảnh trận địa thật hãi hùng. Số xác VC bị bỏ lại lên đến vài ngàn. Sau này dường như cố vấn Mỹ tiết lộ,theo tin tức tình báo từ không ảnh, số VC chết lên tới ngót 6000. Dĩ nhiên, Tiểu đoàn chúng tôi cũng bị thiệt hại nặng. Số tử trận ngót 100, số bị thương gần 200 người. S uốt đêm đó, mặc dù địch tiếp tục pháo, nhưng các chuyến Chinook vẫn đáp xuống bổ sung đạn dược và đưa các anh em chết hay bị thương về.
Sau trận này, Hải, Khanh, xin về Dục Mỹ. Sam, Nghĩa, Thành đi làm Đại đội trưởng Biên phòng. Sơn bị thương nặng giải ngũ. Chỉ còn tôi và Hiếu lớn ở lại. Hiếu thăng cấp Trung úy lên làm Đại đội trưởng ĐĐ.1. Còn tôi, khoảng tháng 4/71, vì bất hoà với Trung úy Cơ, ĐĐT, nên cũng thuyên chuyển về ĐĐ.1, làm ĐĐP cho hiếu lớn. Ít ngày sau, Trung úy Cơ cũng được thay thế bằng Tr/úy Tỉnh ở 36 chuyển qua.
Đầu tháng 6/71, căn cứ Alfa do Tiểu đoàn 30 trấn giữ bị địch vây kín đã gần nửa tháng. Mấy ngày trước ĐĐ3/52 của Tr/úy Tỉnh, cùng với Chi đoàn 2/18 Sao Bắc Đẩu, của Trung úy Phi Điểu tiến vào tăng cường vòng ngoài. Sau mấy ngày quần thảo quanh căn cứ,vì áp lực địch quá nặng, nên phải trệt thoái ra,. Trên đường triệt thoái, xe Phi Điểu bị trúng B.40 và nó đã hy sinh. T iểu đoàn với 3 Đại đội còn lại, được lệnh giải tỏa Alfa bằng mọi giá. Ch/úy Mạnh nhận sự vụ lệnh về nhiệm sở mới, nhưng vẫn xin ở lại đánh trận sau cùng. Đúng 4 giờ sáng, rời tuyến xuất phát cùng với Chi đoàn 1/8 Chiến xa M.41 và Chi đoàn 3/18 của Đại úy Đức, tôi đi cùng xe với Thiếu úy Nhiều thiết giáp. Nhiều sau tôi hai khoá, tôi đã sang ĐĐ 62 của nó để làm huynh trưởng hướng dẫn lúc ở Thủ Đức. Trước khi cho lăn xích sắt, Nhiều nói với tôi : "Hôm nay Th/úy Hiếu coi Th/uý Nhiều đánh giặc, không đẹp không lấy tiền". Nhiều nổi tiếng đánh giặc lì lợm, nên anh em thường gọi nó là "Thiếu úy Liều".
Chúng tôi tiến quân bằng hai cánh. ĐĐ.1 đi với 2 chi đội bên cánh phải. ĐĐ.4 đi với 2 chi đội của chi đoàn 3/18 bên cánh trái. ĐĐ.2 và BCH Tiểu đoàn đi với Chi đoàn Chiến xa. Chúng tôi tiến quân rất thận trọng, vì biết chắc rằng địch đang chờ chúng tôi ở một nơi nào đó. Tờ mờ sáng đã thấy căn cứ alfa nằm trên đồi 46 ở trước mặt. Anh em TĐ 30/BĐQ trong căn cứ đang vẫy tay mừng. Đoàn xe từ từ bò lên đỉnh đồi cỏ tranh, đã bị cháy vì bom đạn trong những ngày vừa qua, tạt trái về h[ớng đông bắc. Mục tiêu nhắm đến là bìa rừng cao su ở phía trước. Khoảng cách thu hẹp dần, 800m, rồi 700m, 600m?. Bỗng đùng một cái, hàng ngàn tiếng nổ chát chúa ở ngay trước đầu xe. Không đầy 50 mét, bọn VC nhô người lên khỏi giao thông hào thi nhau nhả đạn. Tôi thấy rõ những cây B.40, B.41 đang rà theo các xe M.113 và phóng đi. Một trái bay vọt qua đầu xe, thật hú hồn. Xe Tr/úy Hiếu bị trúng đạn, ba thầy trò nó văng khỏi xe, tôi hét vào tai Nhiều:
- Mày thấy nó chưa, bảo chúng nó bắn thấp xuống.
Tôi toan nhảy xuống xe thì Nhiều đã dùng gót giày nhắp nhắp vào cổ viên tài xế như ra hiệu, miệng hét lớn : "ĐM xay nó". Như hiểu ý ông thày, chiếc xe chồm lên lao thảng vào phòng tuyến VC, ngang dãy giao thông hào. Bằng một động tác thật điêu luyện, như người biểu diễn mô tô bay, viên tài xế kéo cần lái bên trái lên. Chiếc xe quay ngang, để lọt lằn xích bên phải xuống làm chiếc xe nghiêng hẳn sang bên phải. Tôi vội bám chặt vào pháo tháp của cây 50. Chiếc xe cứ nằm nghiêng như vậy mà chạy trườn tới, cày nát một khúc giao thông hào khoảng mấy chục thước. Những tiếng rú khủng khiếp, xen lẫn tiếng gầm của máy cùng tiếng nổ của lựu đạn do chúng tôi ném ra, tạo nên sự kinh hoàng trên phòng tuyến của VC. Sự việc diễn ra chỉ hơn 1 phút, nhưng quả đây là một phút để đời. Rồi chiếc xe vượt lên khỏi dẫy giao thông hào, chạy lù về phòng tuyến. Còn chiếc xe của Tr/úy Hiếu bị trúng đạn, có lẽ vì viên tài xế khi chết chân vẫn cò đạp ga, nên chiếc xe cứ thế chạy thẳng về phía trước, ủi vào hàng cao su rồi bốc cháy. Một Chuẩn úy, hai xạ thủ đại liên, viên tài xế và mộy BĐQ đã chết theo xe. Tôi nhảy xuống xe, lệnh cho các trung đội phân tán mỏng, để tránh thiệt hại, rồi chạy thẳng về phía Tr/úy Hiếu. Nó bị sức ép quá mạnh,đẩy văng ra khỏi xe, may không bị miểng nào, chỉ bị tức. Hiếu lấy tay xua tôi ra, hiểu ý, tôi lôi Bảo và Thành, hai người hiệu thính theo. Tôi gặp Đại úy Đức, Chi đoàn trưởng, yêu cầu cho thiết giáp khai hỏa tối đa, không cho bọn chúng ngóc đầu khỏi giao thông hào. Vì đã thấy chúng chỉ có giao thông hào và hàm ếch, nên chúng tôi dùng lựu đạn tấn công thật chính xác vào phòng tuyến của chúng. Bằng cách đánh này, không đầy 10 phút sau, hỏa lực chống trả của chúng yếu dần. Tôi yêu cầu thiết giáp ngưng tác xạ và dắt hai trung đội xung phong. Những tiếng hô: "xung phong", "Biệt động! Sát" vang cả một góc rừng cao su vọng lại. Bọn VC còn sống sót quá sửng sốt, há hốc iệng, chưa kịp phản ứng đã lãnh gọn những viên đạn, đưa tiễn chúng về chầu bác đảng. Tr/uý Hiếu đã cùng với anh em xung phong và ở bên cạnh lúc nào tôi không biết, tôi quay sang bảo nó:
- "Sao mày không nghỉ ở đàng sau", nó trả lời : "Tao sợ mày điên lên rồi nướng thằng Mạnh, nên phải chạy theo, nhưng thấy mày chơi có bài bản nên để kệ mày làm".
Kiểm điểm chiến trường. Thật không ngờ, 52 tên bị hạ sát tại trận, 1 bắt sống, tịch thu 1 57 ly, 8 B.40 & B.41, gần 40 khẩu AK đủ loại, toàn bộ 1 C của cộng quân bị diệt gọn. Tổn thất của BĐQ và Thiết giáp được coi là quá nhẹ. 6 chết, gần 20 bị thương, cháy mất một xe M.113. Cánh quân bên cánh trái, bọn VC bung hầm hố bỏ chạy, để lại 16 xác. Bên BĐQ, Đại úy Minh, ĐĐT và một số anh em bị thương. Tối hôm ấy, còn đang nằm trên trận địa thì đài giải phóng nó đã loan tin: "sáng hôm nay MTGPMN và nhân dân giải phóng Khờ Me, đã tiêu diệt toàn bộ TĐ 52 quân biệt động ngụy Sàigòn cùng thiết đoàn xe bọc thép mang số 18". Tôi buột miệng chửi thề: "tiêu cái con c.. bố". Đúng là bố láo như vẹm.
Vài ngày sau, tôi được bổ nhiệm sang ĐĐ.4, giữ chứ ĐĐT, thay thế Đại úy Trương Thanh Minh. Gặp lại đám em út ngày xưa, Trung sĩ I Thóc, trung đội phó giờ là thường vụ Đại Đội, Thượng sĩ Lữ, Trung sĩ Bá, Trung sĩ Cưu v/v/ và đặc biệt là Thường trọc, thằng em mang máy truyền tin giờ đã là Hạ sĩ I. Một bữa tiệc linh đình được bày ra. Gồm ít con khô sặc được xé nhỏ trộn với xoài xanh và nước mắm ớt. Cùng một bình 5 lít, để đánh dấu ngày "châu về hợp phố', giữa bữa tiệc. trung sĩ Cưu nhắc lại: "Thiếu úy nhớ không, ngày mới ra trường, ông thầy nhắp một nắp bi đông đã chạy, giờ ông thầy làm 7, 8 nắp vẫn tỉnh queo". nói rồi hắn chiêu một nắp vào miệng, xúc xúc mấy cái rồi la to: "Thiếu úy Hiếu muôn năm". Tôi cười pha trò: " thôi đi cha nội, bộ muốn tôi mang Thiếu úy muôn đời Lục Quân Việt Nam sao ?". Tình cảm của lính thật chân thật và cái vui của lính cũng thật đơn giản như vậy đó.
Cuối năm 71 ấy, Tiểu đoàn đi học bổ túc tại Dục Mỹ và ăn tết ở đó. Trước ngày trở về, Hạ sĩ Tạ Tơ, thuộc khẩu đội 81/BCH Tiểu đoàn, đột nhiên xuống tìm tôi và nói nhỏ:
- Thiếu úy ơi! Kỳ này về Tiểu đoàn mình đụng nặng lắm. Đại đội trưởng chỉ còn mình ông thầy, tôi coi bài thấy vậy nên cho ông hay.
Không quan tâm đến, nên tôi chỉ bảo hắn: " Mày mồm miệng ăn mắm ăn muối,đừng bố láo, Thiếu tá Dậu ổng nghe, ổng đá mày bỏ mẹ !". Về đến hậu cứ,3 ngày xả trại quá nhanh. Tối hôm đó, cũng như thường lệ, chúng tôi từ giã vợ con cũng như bao lần trước. Rất bình thường như người công chức già, leo lên chiếc xe Mobylette, sáng đi trưa về, cũng vẫn những câu nói thường lệ: "Anh đi ít ngày anh về". Ít ngày đây có thể là một đôi tuần, hay vài ba tháng. Tôi cũng đã từng khi chia tay thì con mới ba ngày tuổi. Lúc trở về con đã biết bò. Chiếc xe Jeep đang nổ máy chờ ở đầu ngõ . Đeo giây ba chạc vào rồi vội vàng: "giã nhà đeo bức chiến bào - Thét roi cầu Vị ào ào gió thu". Ttrực chỉ về hậu cứ ở Thanh Hóa, Hố Nai, để kiểm điểm binh mã, đợi nửa đêm sẽ xuất chinh sang lại Kampuchia. Nơi đây, Lữ đoàn 3 Kỵ binh đang chờ chúng tôi, để cùng nhau vào Kampong Trabek.
Lúc này đụng độ lẻ tẻ liên tục hầu như mỗi ngày. Địch quân đang tìm cách cầm chân chúng tôi ở chiến trường ngoại biên, để chúng có thể chuyển quân vào nội điạ, chuẩn bị cho những trận đánh lớn. Ba Liên đoàn BĐQ 3, 5 và 6 chúng tôi đang ở vùng Mỏ Vẹt. Sư đoàn Dù ở Lưỡi Câu. Còn sư đoàn TQLC ở vùng bến phà Neak Luông. Quả như dự đoán, cuối tháng 3/72, công quân đã bắt đầu tạo áp lực lên Bình Long, Kontum và Quảng Trị. 3 Liên đoàn BĐQ được lệnh giao vùng lại cho Sư đoàn 25 và được phân đến 3 mặt trận. Liên đoàn 5 ra Quảng Trị. Liên đoàn 6 đi Kontum. Liên đoàn 3 chúng tôi vào An Lộc,Bình Long. Đúng 12 giờ trưa ngày mồng 6 tháng 4, đại đội tôi được hân hạnh leo lên 12 chiếc trực thăng đầu tiên nhẩy vào An Lộc. Rời căn cứ Suối Đá ở Tây Ninh, bay ngang qua Dầu Tiếng, nhìn xa xa thấy đỉnh Bà Rá còn phủ trong lớp sương mù. Vừa đặt chân xuống sân bay An Lộc,cộng quân đã chào đón chúng tôi bằng vài chục quả 107 và 122.
Thành phố Bình Long như một thành phố chết, không một bóng người ngoài đường. Các cửa nhà, cửa tiệm đều đóng kín mít. Một chiếc xe của ty Thông tin chạy qua lại, với chiếc loa phóng thanh , đang yêu cầu đồng bào sinh hoạt trở lại bình thường, vì đã có các chiến sĩ Liên đoàn 3 BĐQ, đến để giữ an ninh. Ngày hôm sau, một số cơ sở kinh doanh đã mở cửa lại. Tôi đã ghé vào một quán cà phê, để tận hưởng ly cà phê cuối cùng, nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn, trước khi thành phố này trở thành đống gạch vụn. Chiều hôm đó, ĐĐ.3 được lệnh trấn giữ Đồi Gió. ĐĐ.4 chúng tôi giữ đồi 165, nằm giữa Đồi Gió và khu Quản Lợi do ĐĐ.1 phòng thủ. Đêm 7 tháng 4, quận Lộc Ninh thất thủ, các Trung đoàn 9/SĐ.5 và 52/SĐ.18 đang bị chận đánh ở ngã ba Bù Đốp.
Đêm 8 tháng 4, ĐĐ.3 bị địch tấn công và chiếm mất một phần Đồi Gió. Sáng ngày 9/4, tôi được lệnh tăng cường cho Trung úy Tỉnh, để lấy lại ngọn đồi bằng mọi giá,. Vì đây là ngọn đồi chiến lược, nằm ở phía Đông Nam thành phố. Dưới sự yểm trợ của Không quân, khoảng giữa trưa, chúng tôi đã đánh bật được chúng ra khỏi các công sự và làm chủ lại toàn bộ ngọn đồi này.
Đêm 9/4, sau hơn 20.000 quả đạn đủ loại pháo vào Bình Long, khoảng 3 giờ sáng, cộng quân tung chiến xa và bộ binh tấn công từ mọi hướng. Phòng tuyến phía Bắc do Trung đoàn 8/SĐ.5 và Tiểu đoàn 31/BĐQ bị lủng. Phòng tuyến phía Tây bị co lại đến "tiểu lộ ái ân", nơi có tượng Kitô Vua và nhà thờ Bình Long. Phòng tuyến phía Nam do các Tiểu Đoàn Địa phương quân trấn giữ đã bị tràn ngập. Riêng phòng tuyến phía Đông, do Tiểu đoàn 36/BĐQ trấn giữ khu Sóc Gòn và TĐ52/BĐQ trấn giữ từ Quản Lợi đến Đồi Gió là còn đứng vững. Nhờ sự can đảm và hy sinh của Đại úy Tâm, ĐĐT/ĐĐ.1/36 BĐQ, khi địch dùng chiến xa và dùng biển người để tấn công vào phòng tuyến, ông đã kiên cường chống trả. Trước khi bị địch tràn ngập, ông đã yêu cầu Không quân dối bom ngay lên phòng tuyến. Hành động này đã bẻ gãy mũi tấn công ở phía Đông, khiến hơn 10 chiến xa bị bốc cháy và hàng trăm cộng quân bị giết. Nhưng Đại úy Tâm và nhiều anh em ĐĐ.1 đã vĩnh viễn ở lại với đất Bình Long. Tuy chiến xa địch đã tiến vào thành phố, chiếc chiến xa gần hầm của Tướng Hưng bị bắn cháy, đã lấy lại tinh thần cho chiến sĩ các đơn vị. Sau nhiều đợt phản công, các chiến sĩ Sư đoàn 5 va TĐ.31/BĐQ đã đẩy lui địch qua phía bắc của "đại lộ hoàng hôn".
Ngày 10/4 Trung đoàn 7/SĐ5 và Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, được trực thănng vận đổ xuống phía chân đồi Gió để vào tăng cường.
Ngày 11/4 Lữ đoàn 3 Nhảy Dù vào tăng cường, bàn giao phòng tuyến lại cho Tiểu đoàn 6 Dù. Chúng tôi được lệnh kéo vào thành phố. ĐĐ.1 của Trung úy Hiếu được lệnh chiếm lại dãy phố bên trái ngã tư "đại lộ hoàng hôn", và quốc lộ 13. Đại đội tôi tiến chiếm dãy trường Tàu Quốc Quang bên tay phải. Sau khi nhổ xong hai cái chốt bên hông, chúng tôi tiến vào trường Quốc Quang. Ngôi trường 4 tầng lầu, tràn ngập xác chết nằm ngổn ngang, ước chừng gần 200 xác, đa số là dân chúng. Một vài xác anh em quân nhân cùng chạy vào lánh nạn với vợ con - Để lại một trung đội chốt tại dãy nhà bên cạnh, tôi mang phần còn lại của ĐĐ về phòng thủ dọc theo dãy cống bên kia đường. Đêm 11 rạng sáng 12/4, lại một đợt pháo khủng khiếp hơn lần trước, gần 30.000 quả đạn đủ loại, được chia đều cho một diện tích không đầy 1 cây số vuông. Nếu chia đều cho những anh em tử thủ tại đây, mỗi người cũng được 5 quả - Gần 4 giờ sáng, các loạt đạn 100 ly,trực xạ từ các chiến xa vừa tiến vào, vừa bắn như chỗ không người. Đoàn chiến xa 8 chiếc T.54, có bộ đội tháp tùng, chạy từ phía Tây sang phía Đông, trên đại lộ hoàng hôn (đại lộ Trần Hưng Đạo) ngang qua công viên Tao Phùng, đã bị Pháo Binh nằm tại đây trực xạ tiêu diệt hết 7 chiếc. Chiếc còn lại chạy đến chỗ ĐĐ tôi thì bị lãnh 2 phát M.72 khựng lại. Vài anh em đã leo lên xe, ném vào mấy trái lựu đạn, tiêu diệt nó.
Đoàn chiến xa từ phía Bắc, chạy dọc xuống theo quốc lộ 13, thấy một chiếc đã bị cháy ngay ngã tư, biết không xong, chúng dừng lại bắn tứ tung rồi chui vào ẩn trong các căn nhà hai bên đường. Thêm một lần tiền pháo hậu xung bằng chiến xa của chúng bị bẻ gãy, nhưng Tiểu đoàn bị thiệt hại nặng. Trung úy Tỉnh, ĐĐT/ĐĐ.3 hy sinh - Trung úy Trường ĐĐT/ĐĐ.2, Thiếu úy Đức và nhiều binh sĩ khác bị thương nặng. Phía ĐĐ.4 chúng tôi thì Thiếu úy Nghị bị gãy chân, 3 binh sĩ hy sinh, trong đó có thằng em thân tín của tôi - ĐĐ.1 bị nặng hơn, toàn bộ dàn cán bộ, Sĩ quan, Hạ sĩ quan đã hy sinh hoặc bị thương nặng. Tổng số thương vong đã trên 20 chết, gần 20 bị thương. Việc tải thương bây giờ thật khó khăn, họa hoằn mới có một chiếc trực thăng lọt qua được dàn lưới phòng không đáp xuống. May mắn cho Tr/úy Trường và Th/úy Nghị được tải thương kịp. Số anh em còn lại đều được chữa trị tại BV Tiểu khu. Vừa thiếu thuốc men, vừa bị pháo liên tục, nên số tử vong càng tăng cao. Tôi cũng bị mất thêm 3 binh sĩ trong trường hợp này.
Dường như lực lượng thiết giáp của cộng quân bị thiệt hại nặng, nên từ sau đêm 12/4, chúng đã rúc vào sau những căn nhà, không thấy ngo ngoe nữa. Nhưng hằng đêm, các mũi đặc công vẫn tìm cách đột nhập, tấn công vào phòng tuyến chúng tôi - Những chiếc dù tiếp tế đã được thả xuống, lương khô và đạn dược được chúng tôi tự phân phối lấy,hoặc trao đổi lẫn với nhau. Từ đơn vị này với đơn vị khác, ĐĐ tôi được lệnh thay thế vị trí của ĐĐ.1, để ĐĐ.1 rút về Ty Chiêu hồi. Tôi cho củng cố lại hệ thống phòng thủ, đào giao thông hào trên nền nhà, dùng các thùng gạo sấy thay bao cát. Tôi cho lất tôn bịt lại những lỗ tường vỡ, để tráng sự quan sát của địch. Những đêm trời tối đen, tôi lệnh cho toán quan sát săn chiến xa trên lầu 3. Cứ vài phút lại cho ném ra một trái lựu đạn, hoặc dùng súng cối 60, cho bắn không "sạc", từ phía trước nhà ra phía sau, để ngăn ngừa bọn chúng lén đột nhập. Vì đã có hai lần chúng bò sát vào đến chân tường, bị chúng tôi phát giác. Hàng chục quả lựu đạn được tuôn qua lỗ châu mai. Lần đầu 4 tên chết tại chỗ, lần sau 7 tên, báo hại chúng tôi lại phải lôi chúng vào rồi đào lỗ chôn tập thể bên cạnh nhà. Đã mấy lần cùng phối hợp với ĐĐ.3/81 BCD, tìm cách bung ra, nhưng đều bị đánh bật vào, bởi hỏa lực của chiến xa T.54, chỉ cách chúng tôi hơn 100 mét.
Đêm 18 tháng 5, lại một đợt pháo cường tập như hai lần trước và gần 4 giờ sáng,. Đoàn chiến xa lại băng qua những căn nhà đổ nát, hung hăng vừa bắn, vừa tiến. Lần này, chúng phối hợp với bộ đội ăn ý hơn, nhưng chúng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm hơn. Đợi cho chúng tiến tới sát ngang hông nhà, chúng tôi dùng lựu đạn và vũ khí cá nhân tiêu diệt đám bộ binh. Đồng thời tổ săn chiến xa do TSI Bá, người Hạ sĩ quan 19 tuổi đời, 1 tuổi lính, đã sẵn sàng giáng xuống thật chính xác những trái M.72 từ trên lầu 3, khiến chiếc PT.76 chỉ rú lên một tiếng, rồi bốc cháy và phát nổ. Bá gọi xuống báo cáo, nghe ở ngoài rõ hơn trong máy:
- Tôi rang nó rồi, Minh Hiếu.
- Kỳ này tao sẽ chạy cho mày cái lon Thượng sĩ đeo cổ cho nó hách - Nhắc em út cẩn thận, coi chừng còn những chiếc khác từ phía đồi Đồng Long xuống.
Phía ĐĐ3/81BCD cũng hạ 1 T.54 ngay trên tuyến phòng thủ. Riêng phòng tuyến ĐĐ1/52 của Tr/úy Hiếu bị hai chiếc chiến xa chọc thủng. Đám VC tràn sang. Tôi cho mang thêm 2 cây M.60 lên lầu 2 để ngăn cản, nhưng vô hiệu. Đại đội 1 đã phải bỏ phòng tuyến và thế là sau lưng tôi bị bỏ trống. Tôi chưa kịp rút tổ chiến đấu 4 người dưới lỗ cống bên kia đường về thì đã bị tấn công từ sau lưng. Hạ sĩ I Thương và Binh 1 Vân bị thương nặng. Phải mất hơn một giờ chúng tôi mới kéo được 4 anh em về. Nhìn Thương và Vân đang bắt chuồn chuồn, kinh nghiệm cho biết khó qua khỏi. Tôi bảo TSI Thóc đi đào hai cái hố ngang hông nhà,. Rồi ngồi nhìn tụi nó đi. Gần 1 giờ sau, tờ giấy vấn thuốc không còn phập phồng nữa. TS Tắc, y tá báo cho tôi biết tụi nó đã đi. Hai hàng nước mắt chảy xuống. Tôi vừa định đứng lên thì Thường trọc báo tin Tr/úy Hiếu vừa tử trận. Thật là "phước bất trùng lai, họa vô đơn chí". Vừa nhìn hai thằng em ra đi, lại được tin bạn thân tử trận. Tôi chạy lên lầu 2, ôm cây M.60 nhả đạn như mưa sang phía bên kia đường: "ĐM tao bắn chết mẹ chúng mày hết". Mắt tôi như mờ đi. Câu nói của Tạ Tơ hôm ở Dục Mỹ, gỡ là dị đoan mà lại ứng nghiệm như vậy sao.
Thiếu tá Dậu gọi tôi bảo: "Hiếu nó đi rồi, mày liệu mang con cái nó về ở với mày". Chiều hôm đó, Thượng sĩ Đông dắt hơn 20 anh em còn lại của ĐĐ.1 đến. Ổng nói với tôi: "Trung úy Hiếu ổng liều quá, bị chúng chiếm mất phòng tuyến, ổng tức chịu không nổi, nên ổng đã xách cây M.16 rồi lôi thằng Thành Sún mang máy xông thăûng vào bọn chúng và bị chết ngay trên phòng tuyến không kéo xác về được" - Hơn nửa tháng sau, tôi nhổ được cái chốt ở phía sau lưng, rồi nhờ Biệt Cách Dù yểm trợ, tôi cho ĐĐ càn sang, đánh bật chúng ra khỏi Ty Chiêu Hồi thì xác Tr/úy Hiếu đã nát bét,. Tôi cho gói gọn lại vào tấm poncho, chôn ở chỗ BCH/Liên đoàn,. Sau chỗ này được chỉnh trang lại thành nghĩa trang của Liên đoàn 3/BĐQ.
Khoảng ngày 10/6, các đơn vị đồng loạt phản công. Bên phải tôi là TĐ 36/BĐQ. Bên trái là ĐĐ3/81BCD. Chúng tôi tiến như chẻ tre.Các cán binh VC ngơ ngác, hoảng hốt không kịp bỏ chạy hoặc đầu hàng. Chẳng cần đếm xác lượm súng nữa, chúng tôi cứ tiến. Đến 5 giờ chiều ĐĐ tôi đã làm chủ lại sân bay An Lộc. Tại đây, tôi tìm thấy Ch/úy Tôn Thất Minh, thuộc TĐ.74/BĐQ biên phòng và một bé gái 6 tuổi, còn hơi thoi thóp thở, người gầy đét, da xanh như tàu lá chuối. Họ từ Lộc Ninh chạy về đến đây đã hơn hai tháng, nằm hứng chịu bao bom đạn, kể cả bom B.52, ăn toàn cỏ và lá cây cùng uống sương. Vậy mà họ vẫn sống sót, thật quả là phép lạ.
Đầu tháng 7, sau khi đẩy lui bọn cộng quân đến gân cầu Cần Lê, thì được lệnh bàn giao vị trí lại cho Liên đoàn 5/BĐQ vừa từ Quảng Trị về. Chúng tôi được trực thăng vận về Lai khê, rồi trực chỉ xuống Phước Tuy, nghỉ 1 ngày sau đó hành quân giải tỏa Bình Ba, Bình Giả, như Đ/uý Khuê đã viết trong số báo trước. Rồi lại ngược về giải toả Hưng Lộc, Dầu Giây, xuống Trảng Bom nhổ chốt khai thông quốc lộ 1, tăng cường cho LĐ.81 vào chiến khu D, tham dự trận Búng ở LáiThiêu. Tôi gặp lại Đức Hoà ở Búng, ông vừa thăng cấp Thiếu tá ở Quảng Trị. Ông cho tôi biết Thiếu úy Nhiều đã tử trận trên đường từ Tha La về Bến Sỏi. Xe nó bị trúng B.40 - Tôi cũng cho ông biết Tr/úy Hiếu và Tr/úy Tỉnh đã hy sinh tại Bình Long. Ông chửi thề: "ĐM, hết người đánh giặc rồi, mấy thằng "nâng bi, đội đĩa" thì đíu chết".
Cuối năm 1972, chúng tôi trở lại Bình Long. Tôi có hứa với chị Hiếu, khi nào tình hình yên, tôi sẽ cố đưa chị lên thăm anh ấy một lần. Nhưng chưa kịp thực hiện, thì chưa đầy một năm sau khi anh hy sinh, chị quá buồn, lâm bệnh rồi mất,để lại hai cháu Hùng và Cường cho ông bà ngoại nuôi dưỡng.
Sau gần 8 năm tù, khi về, tôi được TS I Toàn báo cho biết, ông bà đã mang các cháu đi vượt biên thoát. Xin tạ ơn Trời và cám ơn đời, đã có những ông bà quên cả đời mình, để cưu mang những đứa cháu côi cút, bất hạnh. Hy vọng nơi đất khách quê người, dưới sự dạy dỗ của ông bà, các cháu sẽ trở nên người hữu dụng cho đất nước, để cha mẹ các cháu mỉm cười nơi chín suối. Và nếu các cháu đọc được những dòng này, các cháu sẽ hãnh diện vì có người cha đã anh dũng kiên cường vị quốc vong thân.
Bạn tôi thương mến đã liệt oanh ngã xuống, khắp đơn vị tiếc thương . . . . . .
Mũ Nâu Đoàn Trọng Hiếu
Viết từ New Mexico , nhớ về KBC 3506 thân thương